Mục tiêu của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của giáo viên. Mục tiêu phải nêu cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau tiết học, đặc biệt chỉ rõ mức độ, yêu cầu. Mục tiêu phải được viết rất cụ thể sao cho có thể đo đạc được, quan sát được, đánh giá được hoặc lượng hoá được.
Chú ý:
- Tránh viết mục tiêu một cách chung chung rất khó đánh giá như “Nắm được” hoặc “Hiểu được” v.v...
- Mục tiêu phải chỉ rõ mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được chứ không phải những nhiệm vụ, những điều mà giáo viên cần phải làm. Không nhất thiết tách riêng kiến thức, kĩ năng mà có thể viết một câu chung.
Người ta thường lượng hóa mục tiêu bằng các động từ hành động, một động từ có thể dùng ở các nhóm mục tiêu khác nhau. Mỗi động từ thể hiện mức độ, yêu cầu nhất định. Sau đây là một số động từ thường được sử dụng khi viết mục tiêu.
Nhóm mục tiêu thái độ
Nhóm mục tiêu thái độ thường dùng các động từ sau:
- tuân thủ,
- tán thành,
- đồng ý
- ủng hộ
- phản đối,
- hưởng ứng,
- chấp nhận,
- bảo vệ,
- hợp tác,
Nhóm mục tiêu kiến thức
Nhóm mục tiêu kiến thức ta lượng hóa theo 3 mức độ (trong 6) mức độ nhận thức của Bloom.
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
---|---|---|
|
|
|
Nhóm mục tiêu kĩ năng
Ta tạm chia làm 2 mức độ: làm được và làm thành thạo một công việc.
Các động từ thường dùng là:
- Liệt kê được,
- Sử dụng được
- Lập được
- Viết đươc
- Tính được
- Vẽ được
- Đo được
- Thực hiện được
- Biết cách...
- Tổ chức được
- Thu thập được
- Làm được
- Phân loại được
Nguồn: www.thuvienkhoahoc.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét