Điện - Điện Tử Blog chuyên cung cấp các tài liệu thông tin và những kiến thức dành cho sinh viên trong quá trình học tập.

Bài Viết Mới

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Những hư hỏng thường gặp ở đèn huỳnh quang


Đèn huỳnh quang, hay còn gọi là đèn tuýp (có người đọc là đèn tiếp) là loại đèn được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Cấu tạo của một bộ đèn huỳnh quang bao gồm Bóng đèn, Ballast (hay còn gọi là tăng phô, chấn lưu), Starter (con chuột, con mồi, tắc te). Do cấu tạo phức tạp nên trong quá trình sử dụng, đèn huỳnh quang thường hay gặp phải những hư hỏng như sau:

1. Đèn không sáng, ánh sáng yếu, có vệt đen ở 2 đầu : Do bóng đã hết tuổi thọ sử dụng, đen ở hai đầu do dây tóc bốc hơi. Cần thay bóng mới.

2. Đèn sáng yếu có vệt sáng hình xoắn ốc : Do điện áp nguồn quá yếu hoặc do nhiệt độ môi trường quá lạnh. Cần dùng biện áp nâng điện áp lên hoặc cải thiện môi trường nơi đặt đèn.

3. Đèn khởi động lâu : Do Tắc-te bị hỏng. Cần thay Tắc-te mới.

4. Đèn có vệt đen ở đầu đèn : Do thủy ngân ngưng tụ. Sẽ tự hết khi đèn sáng.

5. Đèn chỉ sáng ở hai đầu đèn : Do Tắc-te bị hỏng, lưỡng kim bị chập lại hoặc tụ bị chập. Thay mới Tăc-te, nếu tụ bị chập thì cắt bỏ tụ.

6. Đèn chỉ sáng ở một đầu : Do mắc sai mạch không qua tim đèn. Lắp lại mạch.

7. Khi tắt đèn đầu đèn vẫn sáng : Do mắc sai để dây pha lên trực tiếp đèn, không qua công tắc. Đảo dây pha đi qua công tắc rồi mới đến đèn.

8. Đèn quá sáng, Ballast quá nóng và phát tiếng rung lớn : Do nguồn điện tăng cao hoặc do Ballast sắp hỏng.

9. Đèn mới không sáng, bị đứt tim đèn 1 đầu : Ballast bị nối tắt hoặc do điện áp tăng đột ngột.

10. Đèn vẫn sáng nhưng ballast quá nóng, rung mạnh : Ballast đèn không phù hợp, gây dòng điện quá cao hơn định mức. Cần thay ballast mới cho phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét