Cùng với nội dung, phương pháp, mục tiêu giảng dạy là những thành tố không thể thiếu và có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình dạy học
Một tiết giảng hay không chỉ căn cứ vào hoạt động của thầy và trò diễn ra như thế nào, sử dụng phương pháp và phương tiện gì? Mà điều cốt yếu là sau tiết giảng đó có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Việc xác định không đúng hoặc không rõ ràng mục tiêu bài giảng thì khó mà dạy hay, dạy tốt; giáo viên và học sinh dễ lạc vào một “rừng tri thức” mà không biết đích đến. Vì vậy xin trao đổi với quý đồng nghiệp một vài nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:
1. Mục tiêu bài giảng là gì?
Mục tiêu nói chung là kết quả dự kiến cần đạt được sau khi thực hiện một hoạt động.
Mục tiêu dạy học là cái đích học sinh phải đạt được sau khi học; đó chính là “đích” cuối cùng mà thầy trò đều phải hướng tới.
Mục tiêu bài giảng (bài dạy) có nhiều cách diễn đạt chẳng hạn như:
Mục tiêu bài giảng là kết quả mà giáo viên mong muốn người học đạt được sau bài giảng.
Mục tiêu bài giảng“là tuyên bố về những gì học sinh phải hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau bài dạy”.
Mục tiêu nói về việc người học sẽ như thế nào hoặc có khả năng làm được gì sau khi kết thúc một bài giảng.
Như vậy theo quan điểm “dạy học hướng vào học sinh” thì mục tiêu đề ra là của học sinhchứ không phải của giáo viên.
2. Ý nghĩa của mục tiêu bài giảng
Mục tiêu dạy học nói chung và bài giảng nói riêng có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó định hướng và giúp lập kế hoạch cho các hoạt động dạy học và khi thực hiện sẽ quyết định thành công của kế hoạch này; nó còn định hướng cho việc tìm tài liệu dạy học; là cơ sở xác định các kết quả học tập cần đạt, để kiểm tra, đánh giá người học, người dạy và giá trị của một bài giảng, một chương trình đào tạo.
Không có tiết giảng nào hiệu quả mà lại thiếu mục tiêu bài giảng. Một bài học thiếu mục tiêu hoặc xác định không đúng và không rõ ràng giống như một chiếc thuyền ra khơi mà không xác định được đích đến hay người đi vào một khu “rừng tri thức” mà không biết mình đang đi đâu, không ý thức được bằng cách nào để đi đến đích và không biết được khi nào thì sẽ đến đích.
2.1. Đối với giáo viên
Một mục tiêu được xác định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và chính xác giúp giáo viên lựa chọn và sắp xếp nội dung bài giảngcho phù hợp.
Mục tiêu bài giảng định hướng cho các bước tiếp theo trong kế hoạch bài dạy; dựa trên mục tiêu mà lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để bài giảng có kết quả tốt nhất.
Mục tiêubài giảng là cơ sở để giáo viên xây dựng các câu hỏi, bài kiểm tra và các hình thức kiểm tra đểđánh giá được tình trạng nhận thức của học sinh,đo lườngnăng lực của học sinh sau tiết giảng hay học phần môn học; là căn cứ để giáoviên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh đến mức nào theo chuẩnđã định.
Tạo niềm say mê, hứng thú nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong quá trình dạy học.
2.2. Đối với học sinh
Học sinh nắm được mục tiêu bài giảng mà giáo viên đặt ra sẽ tự xác định cái đích mà mình cần hướng tới trong quá trình học môn học, bài học, tiết học,…Từ đó, học sinh biết lựa chọn tài liệu học tập, cách học, tự tổ chức quá trình học tập của bản thân theo một định hướng rõ ràngnhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Học sinhbiết được cái chuẩn để tự so sánh, đánh giá được sự tiến bộ của bản thân trong việc học tập.
Thực hiện được mục tiêu bài giảng sẽ phát triển ở người học các năng lực trí tuệ,các phẩm chất tư duy,các kĩ năng hành động, hình thành thái độ và cả niềm say mê đối với môn học.
3. Yêu cầu đối với mục tiêu bài giảng
- Bao giờ mục tiêu bài giảng cũng phải được diễn đạt theo yêu cầu của người học chứ không phải chức năng của người dạy.
- Mục tiêu bài giảng phải thích đáng (quan trọng, thiết thực, phù hợp), khả thi (có thể thực hiện được).
- Mục tiêu bài giảng phải được diễn đạt bằng một động từ hành động đơn nghĩa (dễ hiểu và hiểu thống nhất như nhau) và tập trung vào kết quả.
- Kết quả mong đợi phải được diễn tả dưới dạng hành vi có thể quan sát thấy được (có khả năng đo lường được).
- Xác định được hoàn cảnh hành vi sẽ diễn ra: thời gian, điều kiện thực hiện.
- Phải phù hợp với đối tượng học sinh (đặc điểm tâm sinh lý, trình độ hiện có của học sinh).
4. Kỹ thuật viết mục tiêu bài giảng
Mục tiêu bài giảng bao gồm: Kiến thức, kỹnăng, thái độ.
Mục tiêu bài dạy lý thuyết phải viết dưới góc độ người học và bắt đầu bằng một động từ hành động tương ứng với các cấp độ nắm vững kiến thức và có bổ ngữ làm rõ nghĩa cho động từ đó.Không nên sử dụng các động từ chung chung không đo đạc được để viết mục tiêu như: nắm được, hiểu được, biết được, hiểu rõ, nắm vững, có khả năng, suy nghĩ, có kiến thức, trang bị cho học sinh…
Mở đầu mục tiêu bài giảng bao giờ cũng là “Sau khi học xong bài giảng (bài dạy), học sinh có khả năng về “kiến thức”, “kỹ năng”, “thái độ”.
4.1. Kiến thức:“Là thông tin được chứa trong não”. Các thông tin này có thể bao gồm: Sự kiện thực tế; khái niệm; nguyên lý; quy trình; quá trình; cấu trúc,...
- Để viết được mục tiêu bài giảng lý thuyết cần nắm vững 6 mức độ về kiến thức do B. J.Bloomđề xuất như sau:Nhận biết, thông hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Từ đó khi viết mục tiêu về kiến thức có thể sử dụng các động từ phù hợp với từng mức độ về kiến thức như sau:
+ Biết:Nhắc lại được, kể tên được, trình bày được, nêu được, điền vào, xác định, liệt kê, đặt tên, nhớ lại, nêu lên, kể ra, viết ra…
+ Hiểu: diễn đạt được, mô tả, giải thích, phân tích, diễn đạt, báo cáo, sắp xếp, tính toán, lựa chọn, tóm tắt, khái quát hóa,xây dựng, chứng minh, phân biệt, minh họa, trình bày, chọn lựa, …
+ Áp dụng: Thể hiện, ứng dụng, trình diễn, minh hoạ, bố trí, hoàn thành, áp dụng, liên hệ, giải quyết, so sánh, soạn thảo. bố trí, thiết lập, xếp hạng, phát hiện được, choïn ñöôïc, kieåm tra ñöôïc ....
+ Phân tích: Phân tích, phân hoá, phân loại, đánh giá, so sánh, tính toán...đối chiếu, phân biệt, tìm sự khác nhau, tách ra…
+ Tổng hợp: Soạn thảo, tổng kết, hệ thống, lập kế hoạch, thiết kế, bố trí, thiết lập, kết hợp, hình thành, lập kế hoạch, đề xuất, liên hệ…
+ Đánh giá: nhận xét được, đánh giá được, xếp hạng, so sánh, chọn lựa, định giá, cho điểm, lập luận, xác định giá trị, phê phán, nhận xét, bảo vệ, khẳng định. ủng hộ, bình phẩm, miêu tả…
4.2. Kỹ năng:Là:"Hoạt động quan sát được và những phản ứng mà một người thực hiện nhằm đạt được mục đích". Kỹ năng được chia ra: Kỹ năng nhận thức và kỹ năng tâm vận (thực hành).
Giáo viên cần xác định rõ học sinh đạt được các kỹ năng gì sau khi học xong bài giảng. Cần sử dụng các động từ để mô tả mức kỹ năng cần đạt được từ đơn giản đến phức tạp, biết thực hiện (hay tiến hành, hoàn thành, làm...) hành động hay hành vi nào đó, ở trình độ nhất định (đúng mẫu, nhanh đến đâu, chính xác ở mức độ nào) như: kể được, vẽ được, thực hành được, thực hiện được, soạn thảo được, định khoản được, làm được, vận dụng được, lắp ráp được, vận hành được, sáng tác được, cải tiến được, thiết kế được, nhận biết được, tiến hành, hoàn thành, giải quyết vấn đề, thực hiện, quan sát, thu thập, sử dụng, đo lường, lập kế hoạch, chẩn đoán, chế biến, ước lượng, tập hợp, xây dựng, tổ chức, phân tích, xem xét, phát hiện, áp dụng, sử dụng, xử lý, đọc được đúngcác…
4.3. Thái độ:“Là cảm nhận của con người và ứng xử của họ đối với một công việc, những thái độ biểu hiện có thể có tính chất cá nhân(thói quen) hoặc hành vi liên cá nhân”. Có 2 loại thái độ: Thái độ không quan sát được và thái độ quan sát được.
Giáo viên cần xác định rõ học sinh có thái độ như thế nào sau khi học xong bài giảng. Cần sử dụng các cụm từ để diễn tả như: qua tiết giảng hình thành được đức tính cẩn thận,trung thực, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong công việc, ý thức và đạo đức nghề nghiệp, đoàn kết, nhận thức được, t«n trọng, chấp nhận, đồng tình, ủng hộ. yêu thích, phê phán, bác bỏ, hợp tác, phán xử, tuân thủ, thay đổi, hợp nhất, sửa đổi, tin tưởng, nghiêm túc, chủ động đề xuất, biết tiết kiệm, đảm bảo an toàn, phối hợp…
Tóm lại, một bài giảng thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó khâuchuẩn bị giáo án lên lớplà hết sức quan trọng. Mục tiêu bài giảng tuykhông phải là phần trọng tâm của một giáo án lên lớp, nó không lộ diện trong giờ lên lớp nhưng đó chính là “đích” cuối cùng mà thầy trò đều phải hướng tới; nó là sợi chỉ dài xuyên suốt trong việc dẫn đường chỉ lối để làm nên thành công của tiết dạy.Vì thế, khi bắt tay vào công việc soạn giáo án giáo viên cần phải xác định đúng, cụ thể và rõ ràng mục tiêu bài giảng; thật là sai lầm nếu xem nhẹ phần việc này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét